Âm nhạc

     Từ âm nhạc dân gian tới âm nhạc cổ điển, âm nhạc luôn đóng vai trò quan trọng trong văn hoá Italia. Là nơi sinh của opera, và ngôn ngữ của Italia đã cung cấp từ vựng âm nhạc, thiết lập nhiều nền tảng cho truyền thống âm nhạc cổ điển. Vào cuối thế kỷ XVI, các nhạc sĩ và thi sĩ thời Phục hưng ở Florence bắt dầu đưa thơ vào nhạc.

     Những vở opera đầu tiên được sang tác vào đầu thế kỷ XVII tại Roma, Venice và Napoli. Khi sự yêu chuộng opera lan ra khắp nước, mỗi thành phố đã phát triển một phong cách opera của riêng mình. Nhà soạn nhạc Claudio Monteverdi, được coi là cha đẻ của opera hiện đại, là người đứng đầu trong số những nhà soạn nhạc thuộc trường phái Venice. Nhiều tác phẩm của ông được trình diễn trong nhá hát opera công cộng đầu tiên của Italia tại Venice năm 1637.

     Chẳng mấy chốc, các nhạc sĩ hàng đầu châu Âu như Frideric Handel đã tới Italia để nghiên cứu opera. Vào cuối thế kỷ XVII, Alessandro Scalatti đã sang tác gần 100 bản opera và làm cho Napoli trở thành trung tâm của opera. Trong thế kỷ XVIII, phần kịch bản của opera trở nện quan trọng hơn, và những khúc nhạc cũng phức tạp hơn. Nhà hát opera nổi tiếng nhất châu Âu, La Scala, được khánh thành tại Milan năm 1778, và thậm chí cả Mozart vĩ đại cũng bắt đầu soạn những vở opera để trình diễn ở đây.

     Thế kỷ XIX là thời kỳ âm nhạc thịnh vượng nhất tại Italia. Gioachino Antonio Rossini sang tác vở opera hài hước kinh điển Người thợ cạo thành Seville năm 1816. Giuseppe Verdi, được coi là nhà soạn nhạc tài năng nhất Italia, đã soạn 26 vở opera, trong đó có các vở Rigoletto (1851), Il Trovatore (1853), La Traviata (1853) và Aida (1871). Vở Aida được sáng tác ở Ai Cập, được trình diễn với những con lạc đà và voi thật trên sân khấu. Những vở opera của Verdi nổi tiếng bởi cốt truyện xúc động và các nhân vật chân thực. Một số vở opera của ông được rút ra từ những tác phẩm của Shakespeare và Victor Hugo, và các chủ đề của ông thường gắn với đấu tranh chống áp bức. Gia Puccini cũng là một nhà soạn nhạc tầm cỡ của thời kỳ này. Các vở La Boheme (1869) và Madame Butterfly (1904) của ông ngày nay vẫn còn được khán giả yêu thích bởi cốt truyện lãng mạn, xúc động và những giai điệu mượt mà.

     Opera của Italia nguyên chỉ dành cho tầng lớp thượng lưu. Với việc mở cửa nhà hát opera công cộng tại Venice, nó trở thành nguồn giải trí của mọi người. Vào đêm khai mạc một vở diễn mới, đám đông khan giả lèn chặt nhà hát. Mọi người bàn luận về vở opera mới sau khi xem. Vào thế kỷ XIX, đi xem opera trở thành một sinh hoạt xã hội chủ yếu của người Italia. Thậm chí ngày nay, khán giả opera Italia vẫn thích bàn luận về opera hay những vấn đề khác trong buổi diễn; vài người theo dõi sát những diễn biến trên sân khấu, số người khác thì bình phẩm với người xung quanh.

     Là nơi sản sinh ra dòng nhạc opera, Italia đã xây dựng nền tảng vững chắc cho truyền thống âm nhạc cổ điển. Các nhạc cụ cổ điển như dương cầm và viôlông được sáng tạo ra từ Italia và nhiều thể loại nhạc cổ điển như giao hưởng, côngxectô và xô nát cũng đã xuất hiện từ thế kỷ 16,17 trong nền âm nhạc nước này. Những nhà soạn nhạc tài ba của Italia trong thời kì Phục hưng là: Palestrina và Giusseppe Verdi, các nhà soạn nhạc Ba-rốc như: Alessandro Scarlatti và Vivaldi, các nhà soạn nhạc cổ điển như Rossini và Paganini, nhà soạn nhạc lãng mạn như Verdi và Puccini. Hai nhà soạn nhạc Berio và Nono cũng có góp quan trọng vào nền âm nhạc hiện đại với sự phát triển của nhạc điện tử thử nghiệm.

     Các nhạc cụ gắn liền với âm nhạc cổ điển, và nhiều hình thức âm nhạc cổ điển hiện tại đều có thể tìm thấy nguồn gốc từ những phát minh ở thế kỷ 16 và 17 trong âm nhạc Italia (như symphony, concerto và sonata). Một số nhà soạn nhạc Italia nổi tiếng nhất gồm các nhà soạn nhạc thời Phục hưng Giovanni Pierluigi da Palestrina và Claudio Monteverdi, các tác gia phong cách Baroque Arcangelo Corelli và Antonio Vivaldi, các nhà soạn nhạc Cổ điển Niccolò Paganini và Gioacchino Rossini, và các nhà soạn nhạc Lãng mạn Giuseppe Verdi và Giacomo Puccini. Các nhà soạn nhạc Italia hiện đại gồm Luciano Berio và Luigi Nono cũng đóng góp đáng kể cho sự phát triển của âm nhạc thể nghiệm và âm nhạc điện tử.